Bò's forum
Are you "Bò's forum"s' member? Let sign and join now!
Bò's forum
Are you "Bò's forum"s' member? Let sign and join now!
Bò's forum
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Bò's forum

Kỷ niệm thời học sinh
 
HomeGalleryLatest imagesSearchRegisterLog in
Kỹ năng nói trước công chúng Caution Widget Recent topic và login đã được rời sang phải. Các bạn muốn xem các topic xin hãy kéo màn hình qua phải :) Kỹ năng nói trước công chúng Caution
Kỹ năng nói trước công chúng Th_Warning Các bạn like giùm forum mình trên facebook ở phía dưới phần Social network nha! Cám ơn các bạn nhiều lắm Kỹ năng nói trước công chúng Th_Warning
Top posters
Admin (170)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
jonny.vick (72)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
honey_friends_287 (20)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
bx2106 (11)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
thien2741993 (10)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
Bumproc9 (7)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
Crazy_Ox (6)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
†™»»...J4y...««™† (6)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
*Ҝεη¤ßơ* (4)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
Frozenheart (3)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcapKỹ năng nói trước công chúng I_voting_barKỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap 
Who is online?
In total there is 1 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 1 Guest

None

Most users ever online was 17 on Mon Jun 08, 2020 2:27 pm
The last period of AVNN class
Kỹ năng nói trước công chúng I_icon_minitimeSat Jul 23, 2011 3:57 pm by Admin
Thanks …

Comments: 0
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Poll
Bạn nghĩ thế nào về nhạc nền?
Nhạc cũng hay mà, để lại đi :P
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcap42%Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap
 42% [ 11 ]
Cũng tạm, đề nghị thay nhạc thuờng xuyên ;)
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcap8%Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap
 8% [ 2 ]
Tắt đi cho đỡ ồn ào >"<
Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_lcap50%Kỹ năng nói trước công chúng I_vote_rcap
 50% [ 13 ]
Total Votes : 26
Search
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Lịch phát sóng
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Thời tiết


Hà Nội


TP Hồ Chí Minh


Nha Trang


Cần Thơ

Visitors
free counters
Ranking
Bò’s music

Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Đánh dấu và chia sẻ Bò's forum để mọi người cùng tham gia nha! P.s: Làm rồi sẽ có thưởng ^^!

Bookmark and share the address of Bò's forum on your social bookmarking website

Share | 
 

 Kỹ năng nói trước công chúng

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin
Admin
Admin

Giới tính : Male
Birthday : 1993-11-28
Age : 30
ABC-9 Nguyễn Văn Trỗi
Địa chỉ : Nha Trang city
Quốc gia : Viet Nam
Join date : 2010-07-09
Tổng số bài gửi : 170
Số lần được thanks : 7

Persional Profiles
Posting level Posting level:
Kỹ năng nói trước công chúng Left_bar_bleue10/10Kỹ năng nói trước công chúng Empty_bar_bleue  (10/10)

Kỹ năng nói trước công chúng Empty
PostSubject: Kỹ năng nói trước công chúng   Kỹ năng nói trước công chúng I_icon_minitimeSun Nov 07, 2010 2:19 pm








Nói trước công chúng là một "việc không dễ" đối với tất cả chúng ta. Nhất là trong các hoạt dộng Đoàn, Hội các bạn phải tỏ ra mình là một người tự tin và có sức thuyết phục đối với mọi người. Lần lược mình sẽ giới thiệu cho các bạn tham khảo một số kỹ năng trong hoạt động Đoàn, hội. Hy vọng dây sẽ là những tư liệu bổ ích cho các bạn.


I - Đặt vấn đề:

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, cùng với các loại hình truyền thông khác, "môn nói" ngày càng đóng vai tró tích cực. Muốn thuyết phục các bạn trẻ và công chúng nói chung, muốn truyền đạt các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương công tác của Đoàn, Hội, mỗi cán bộ Đoàn trường học bên cạnh việc biết viết và biết tổ chức các họat động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi.


Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những qui tắc riêng. Biết tuân thủ những qui tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai cũng có thể thu được kết qủa mong muốn.


Nói trước công chúng có nhiều hình thức khác nhau:


+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.


+ Tranh luận, thảo luận.


+ Trình bày nội dung của một văn kiện, một chủ trương công tác.


+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề.


+ Giảng bài...


Tuy nhiên, về mục đích thì lại thống nhất. Ai cũng muốn làm cho người khác hiểu ý mình, đồng ý tán thành ý kiến của mình, chăm chú lắng nghe và khen ngợi mình về sự sâu sắc của nội dung, về tài thuyết khách, tài hùng biện, khả năng dí dỏm, tính trí tuệ, tính lôgic, hệ thống của bài nói, bài phát biểu...


Dưới đây là một hệ thống các qui tắc, đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn, Hội muốn thành công, muốn nâng cao tay nghề trong việc thu phục các bạn trẻ qua ngôn ngữ Nói, cần phải cố công rèn luyện và tuân thủ.


II - Những qui tắc mang tính kỹ năng:


Qui tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân mình.


Tự mình phán xét hay nhờ bạn thân nhận xét về khả năng thầm kín của bạn.

Tăng cường quan hệ với những người tin bạn, tin ở sự thành công, tránh xa những kẻ hoài nghi, dèm pha.

+ Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần sẽ nói nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

+ Nhớ kỹ câu này:" Tập đi rồi hãy tập chạy". Thành công được một vài lần, sau rất dễ thành công.

+ Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè.

+ Luôn luôn yêu cái thật, cái đẹp, cái tốt.

+ Nhớ rằng người nghe vốn sẵn có thiện cảm với diễn giải.

+ Đừng để ý nhiều dến dư luận. Biết dư luận để sửa các khuyết tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì rất có hại. Nên hiểu rằng: dư luận cũng có khi sai, chân lí không phải bao giờ cũng thuộc về số đông.


Qui tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói (diễn văn, bài nói chuyện, chuyên đề...):


+ Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước công chúng.

+ Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.

+ Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói.

+ Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời bảy câu hỏi sau đây: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào?

+ Ghi chép ngay những ý mới xuất hiện trong đầu bạn.

+ Sắp xếp các ý một cách rõ ràng, rành mạch.

+ Lựa chọn nhiều chứng cớ, thí dụ minh họa cho sinh động.

+ Phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ đi năm, sáu ý, chỉ giữ lại ba bốn ý mà không thấy tiếc thì bài nói của bạn mới có hy vọng hấp dẫn người nghe.

-Sắp xếp các ý phụ theo bố cục của các ý chính và có mối liên hệ tự nhiên với nhau.


Qui tắc 3: Rèn luyện trí nhớ.


Soạn xong đề cương bài nói chuyện, bạn cần nhẩm lại, tốt nhất là trong khung cảnh thiên nhiên (vườn hoa, công viên, bờ hồ...)

Lập đi lập lại bài diễn văn trong khi đợi xe, hay đi dạo chơi... có thể nói thành tiếng trong phòng riêng.

Cố gắng không viết lại toàn bộ bài diễn văn, nếu phải viết thì không nên học thuộc lòng. Chỉ nên ghi lại những ý dễ quên qua các lần lặp lại.

Muốn nhớ được lâu cần phải:

+ Tập chú ý nhận xét tinh tế sâu sắc.

+ Tìm các ý độc đáo, khác thường.

+ Lật đi lật lại vấn đề.

+ Công thức hóa các ý.

Ví dụ: Công thức đưa đất nước tiến lên ở các nước phát triển, dựa vào tiềm năng của lớp trẻ: 3 chữ I( Imitate, Intiative, Innovation) nghĩa là bắt chước, cải tiến và cải tổ.

Công thức 5 chữ M do các nhà giáo dục học thế giới tổng kết trong việc định hướng giáo dục thanh thiếu nhi (Man, Machine, Manager, Money, Marketing) nghĩa là trong thời đại ngày nay cần tạo điều kiện để lớp trẻ tự khẳng định mình, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành người tự tổ chưc cuộc sống của chính mình, biết kiếm tiền một cách chính đáng và dùng tiền hợp lý, biết tiếp cận với thị trường, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.



Qui tắc 4:Vạn sự khởi đầu nan.


Khúc dạo đầu là hết sức quan trọng. Bạn phải người nge chú ý tới bạn, có thiện cảm với bạn ngay từ đầu buổi nói chuyện qua phong thái tự tin, cởi mở và chân thành. Hết sức tránh thái độ trịnh trọng giả tạo và suồng sã quá mức.

Những điều nên tránh:

+ Nếu bạn không có tài khôi hài thì đừng cố làm cho người nghe cười. Bạn sẽ thất bại.

+ Đừng dùng lời lẽ sáo rỗng để vào đề.

+ Không mở đầu bằng 1 lời xin lỗi giả dối.


Những phương pháp vào đề cụ thể nên áp dụng

+ Mở đầu bằng 1 câu chuyện (chuyện cổ tích, chuyện đời thường . . . )

+ Dẫn lời một danh nhân nào đó, dẫn tục ngữ, ca dao . . .

+ Đặt 1 số câu hơi xoay quanh đề tài.

+ Làm 1 điệu bộ gì khác thường hoặc trình bày sự thực dưới một hình thức mới mẻ.

+ Tự giới thiệu mình với những người nghe chưa quen biết.



Qui tắc 5: "Diễn giảng là làm sống lại một đề tài"

Lời lẽ phải rõ ràng, sáng ý, có mối liên hệ tự nhiên giữa các ý. Đừng lý thuyết nhiều quá.

Có nhiều phép lập luận (quy nạp, diễn dịch, phân tích - tổng hợp, so sánh . . .). Tuy nhiên bạn nên tránh:

+ Chưa định nghĩa rõ ràng đã lập luận.

+ Định nghĩa sai.

+ Lấy một trường hợp cá biệt để khái quát thành cái phổ biến.

+ Nhầm lẫn nguyên nhân với kết quả, nguyên nhân với điều kiện, nguyên nhân và nguyên cớ, khả năng và hiện thực, bản chất và hiện tượng, nội dung với hình thức, cái tất nhiên với cái ngẫu nhiên . . .

+ Vướng vào vòng luẩn, tự mâu thuẩn với chính mình.


Có nhiều cách phản bác ý kiến của người khác để bênh vực cho quan niệm của bạn:

+ Tìm ra mâu thuẩn trong cách lập luận của họ.

+ Đưa ra những tài liệu thực tiễn để chứng minh tính sai lầm trong quan niệm của họ (vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý), hoặc chỉ ra tính không đáng tin của những tư liệu mà họ dùng.

+ Chỉ ra tính chủ quan, phiến diện trong quan niệm của họ. Nếu đó là những thành kiến, định kiến thì cách tốt nhất là sử dụng các "phản ví dụ" để bác bỏ.

+ Đối với những lời lẽ mỉa mai, châm chọc thì tốt nhất là nên làm và tiếp tục trình bày vấn đề của mình.



Qui tắc 6: Không nên coi thường đoạn kết.

Nên viết trước và học thuộc lòng 2, 3 lối kết cấu để tùy cảm xúc tâm lý của người nghe mà dùng cho thích hợp.

Những lối kết thông dụng:

+ Tóm tắt ý trong bài nói chuyện, gọn nhưng không thiếu.

+ Kết thông qua những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng.

+ Khuyến khích người nghe hành động.

+ Đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời.


Qui tắc 7: Ý tứ rõ ràng, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công.

Muốn cho ý tứ được rõ ràng, sáng rõ bạn phải:

+ Thấu hiểu vấn đề.

+ Không bao giờ xa đề.

+ Biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất.

+ Không lý thuyết viển vông mà nên đưa ra nhiều ví dụ, nhiều chứng cớ để minh họa.

+ Tránh thói mơ hồ.


Muốn cho lời lẽ được khúc chiết, bạn phải:

+ Không dùng những câu dài quá.

+ Không dùng những điển tích mà nhiều người chưa quen.

+ Tránh dùng danh từ chuyên môn qúa hẹp và những từ mới chưa thông dụng. Nếu bắt buộc phải dùng các loại từ trên thì nên giảng cho ngươì nghe hiểu nghĩa.

+ Giản dị và tự nhiên trong lời nói (không cầu kỳ, hoa mỹ, song cũng không được thô lỗ).

+ Không dùng những câu tối nghĩa như: "Tôi cần nó hơn anh".


Chỉ khi nào người nghe "trông thấy" được những ý của bạn thì mới hiểu ró được ý ấy. Muốn vậy bạn phải:

+ Thường xuyên so sánh, đối chiếu, ví von.

+ Dùng nhiều hình ảnh.

+ Dùng sơ đồ, bảng thống kê, hình vẽ (nếu có thể được).

Lựa chọn cách lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đông người nghe.

Nếu có thể được thì tập trình bày trước cho các bạn thân, bạn đồng nghiệp để họ góp ý kiến cho những câu, những đọan cần sửa.


Qui tắc 8: Khắc sâu những ấn tượng khó quên vào đầu óc, tâm trí người nghe.

Trình bày rõ ràng, sáng rõ một chân lí chưa đủ, phải làm cho bài nói chuyện của mình thực sự thú vị, hấp dẫn, kích thích người nghe. Muốn vậy bạn nên theo các cách dưới đây:

Kể một chuyện lạ (mẫu chuyện vui) có liên hệ với đời sống hàng ngày của người nghe, gắn chặt vơí đề tài.

Dùng càng nhiều hình ảnh càng tốt.

Làm cho các con số trở nên "biết nói", đổi những con số thành những vật có thể thấy được.

Nêu ra dồn dập các sự kiện hay dồn dập các câu hỏi.

Khéo dẫn lời các danh nhân (đưa vào những chỗ thích hợp để có thêm sức nặng cho lập luận).

Tuỳ trường hợp mà áp dụng: khen trước chê sau (nếu muốn chê), chê trước khen sau nếu muốn khen. Có khi chê để mà khen và khen để mà chê.

Khi cần thiết có thể dùng cách nói cực đoan hóa, tuyệt đối hoá.

Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chổ mà dường như độc giả có thể đoán được ý tiếp theo).

Tóm lại, sự bất thường luôn luôn được ngưới nghe chú ý tới. Tạo ra tình huống bình thường nhưng nêu cách giải quyết bất thường cũng là cách thu phục nhân tâm tốt nhất.


Qui tắc 9: Nắm vững tâm lý người khác.

Bạn phải chú ý đến đặc điểm tâm lý từng đối tượng. Thanh niên học sinh sinh viên đầy mơ mộng, sách vở nhưng cũng rất thực tế đầy năng động, ham hiểu biết, muốn tự khẳng định mình không thích trịnh trọng, dài dòng, vì vậy bài nói chuyện cần dí dỏm súc tích đi sâu vào đời sống của họ.


Qui tắc 10: Hướng người nghe tới hành động thực tế.

Mục đích cao nhất trong cuộc sống con người không phải là sự hiểu biết mà là sự hành động.

Muốn vậy phải làm cho người nghe hiểu bạn và tin bạn.

+ Trước hết cần hướng người nghe tới cái Thật cái Tốt, cái Đẹp; căm ghét cái Giả, cái Xấu, cái Ác.

+ Đừng để cho người nghe phải mất thì giờ vì những lý thuyết viễn vông xa thực tế.

+ Bản thân mình phải thực sự tin vào những điều mình sẽ nói cho người khác. Lòng thành thật là khởi điểm của niềm tin.

+ Tự đặt mình vào vị trí người nghe họ sẽ có thiện cảm hơn với bạn.

+ Khiêm tốn cũng là đức tính quan trọng nhất, từ đó có thể thu phục người nghe.

Là học sinh, sinh viên ai cũng ước mơ, khao khát phấn đấu để học tập và rèn luyện tốt, ham học hỏi những điều mới lạ và quan tâm tới tương lai sau này. Trong bài nói chuyện của mình, bạn nên chỉ cho người ta thấy nếu hành động đúng thì sẽ có được các lợi ích đó .



Qui tắc 11: Phải làm cho vốn từ của bạn thật phong phú, cần thuộc nhiều danh ngôn và thành ngữ, tục ngữ, đến mức khi cần ta có thể huy động được ngay, lời lẽ trong sáng.

Sưu tầm các từ đồng nghĩa, phản nghĩa .

Sưu tầm các danh ngôn cho từng lĩnh vực .

Chọn lọc các thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn (" Không thầy đố mày làm nên", "Học thầy không tày học bạn", "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"...).

Học ở các diễn giả có tài, các nhà hùng biện nổi tiếng.

Hết sức tránh các lỗi thông thường: nói ngọng, nói lắp, nói những câu vô nghĩa, không hiểu rõ nghĩa của từ cũng dùng, nêu không đúng chổ, hành văn theo tư duy ngôn ngữ nước ngoài, thêm những trợ từ vào đầu mỗi câu ("tức là ", "nói chung".. .).



Qui tắc 12: Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn.

Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước .

Nếu còn hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng .

Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm. Nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng .

Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra cửa...

Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui .

Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Vấn đề điệu bộ thế nào là tùy thuộc vào cảm xúc của bạn (vui, buồn, giận...).

Bỏ những tật xấu: mân mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào túi quần, sửa kính.

Đừng tỏ ra rụt rè, có thể vung tay hợp lý, có thể ngồi nếu thấy mỏi. . .

Tâm đắc với đề tài đã chọn, tôn trọng người nghe và nêu đúng tâm lý trẻ trung ham hiểu biết, nhạy cảm... của các bạn học sinh, sinh viên, đó là tiền đề của thành công .

III - Kỹ năng nói chuyện trước đám đông

Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Xem ra lời nói có vẻ là thứ "rẻ" nhất mà ai cũng có và có thể sử dụng. Và điều đó gần như là đúng hoàn toàn. Nếu bạn ra ngoài đường thì đâu đâu cũng thấy nói chuyện, cửa hàng thì có người mua kẻ bán nói chuyện, trong quán nước thì từng đôi, từng nhóm nói chuyện…. Thế nhưng đó là khi tất cả mọi người cùng nói, bạn nói, tôi nói tất cả chúng ta cùng nói, thật đơn giản. Còn bây giờ khi mà trước mặt bạn là hàng trăm con mắt đổ dồn vào bạn, một bầu không khí im phăng phắc, tất cả mọi người đều chờ để nghe bạn nói. Vâng, lúc này chỉ có một mình bạn nói mà thôi. Liệu bạn có còn thấy lời nói lúc này thật rẻ, và cần là sử dụng ngay được không?

Tôi dám cam đoan với bạn rằng, khi phải đặt mình vào tình thế này, không ít người mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, nói lắp bắp. Đó là triệu chứng của căn bệnh “ngại tiếp xúc”. Tại sao vậy nhỉ? Khi tất cả mọi người đều nói, ta cũng nói, thì lời nói của chúng ta cũng chỉ có giá trị như lời nói của tất cả mọi người, sai cũng chả sao. Nhưng bây giờ, tất cả mọi người đều chờ để được nghe bạn nói. Thì lời nói của bạn lúc này có giá trị lắm, chắc chắn là nó cao hơn mọi người khác. Vì họ phải im lặng để nghe bạn nói cơ mà. Mà đã hơn người thì phải thật hoàn hảo, nói năng trôi chảy, nội dung hay, dễ hiểu,… nhưng khổ nỗi là từ bé đến giờ có mấy ai được đi học môn “nói trước đám đông” hay chỉ tự rèn rũa trong cuộc sống. Mà phàm đã việc gì làm mà chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng thì đều tạo cho ta cảm giác bồn chồn bất an hết cả.

Do vậy, bài viết này mình đưa lên cho mọi người, hy vọng với một số đầu mục này có thể giúp bạn bớt được phần nào cảm giác căng thẳng trong lần diễn thuyết tới đây.


1. Trừ khi bạn là một nhà diễn thuyết nổi tiếng, chí ít cũng là cỡ quốc gia, còn lại, không ai quá kỳ vọng vào một bài phát biểu quá trơn tru, hoàn hảo từ bạn đâu.

Thật sự ra mà nói thế nào là một bài phát biểu hoàn hảo theo đúng nghĩa thì đến giờ mình cũng không biết chính xác. Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, ngay cả đến những tác phẩm bất hủ của các đại thi hào mà vẫn luôn có các nhà phê bình tác phẩm tìm ra được điểm chưa đạt ở góc độ này hoặc góc độ khác đấy thôi. Mà xin lưu ý mọi người, là một tác phẩm văn học đã phải trải qua rất nhiều bản nháp, nhiều đêm suy nghĩ của tác giả mới thành. Viết sai lại sửa, thế mà còn không hoàn hảo. Thì nói gì đến chuyện nói ra. Làm sao tránh được những sai sót cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Hơn nữa là tâm lý của người đi nghe bạn nói là họ quan tâm nhất đến nội dung bài diễn thuyết của bạn. Đó mới là điều khiến họ tới nghe bạn nói. Chứ không ai mất công đến chỉ để nghe bạn nói trơn tru, không ngấp ứ mà nội dung lại chẳng có gì cả.

Do vậy nếu đã có một nội dung tốt thì bạn hãy cố gắng diễn đạt nó một cách đơn giản, trực tiếp chứ đừng cố tìm những mỹ từ trau truốt. Vì khi tìm kiếm bạn sẽ lại thấy không biết từ nào là hợp lý thích hợp, từ đó tạo ra cảm giác bất an, rất dễ suy nghĩ mọi người sẽ chê bai về từ ngữ đó. Và kết quả của sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, đồng thời lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay. (Nó có thể bất chợt tới do những yếu tố tác động trong buổi diễn thuyết mà bạn chỉ có thể biết sau khi diễn thuyết, không có sự chuẩn bị nào cho cơ hội đó đâu).


2. Đừng tự hỏi mình “có nên nói như thế hay không?”


Mình xin phép lấy một ví dụ có tính chất tương đồng cho dễ hiểu. Đó là câu chuyện “môn học tập làm văn ở trường học vậy”, không có một thầy cô giáo dạy văn nào lại khuyên bạn rằng viết trước bài ở nhà rồi học thuộc đi. Đến giờ kiểm tra chỉ viết ra thôi. Chắc chắn là không. Mà các thầy cô luôn nói rằng, các em về nhà tìm dẫn chứng để trích dẫn vào bài viết, hình thành và nắm chắc dàn ý đại cương, nội dung chính của bài viết.

Việc diễn thuyết cũng vậy thôi. Sẽ không có bài diễn thuyết nào lại chuẩn 100% y chang so với bài chuẩn bị cả. Có thể lúc tập ở nhà bạn nói như thế này, nhưng chắc chắn nó sẽ không được lặp lại y nguyên lúc bạn nói trước đám đông đâu. Đơn giản là vì “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” đâu bạn ạ. Nắm chắc được các ý chính cần trình bày cho bài diễn thuyết sẽ giúp bạn tổ chức tốt bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn.



3. Chuẩn bị phong cách nói cho bản thân.

Tức là đối với mỗi buổi diễn thuyết, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên tuân theo tiêu chuẩn chung về lối trình bày. Cái này thường đã có sẵn bạn chỉ cần tìm hiểu và áp dụng theo là được. Ví dụ như, trong buổi bảo vệ tốt nghiệp của bạn, bài luận văn có các chương mục nhỏ. Bạn có thể nói theo mẫu như : Bây giờ tôi xin giới thiệu đến chương hai…, chuyển qua vấn đề x, y ,…” Có một khung phù hợp với nội dung bài nói, sẽ giúp bạn có cách trình bày mạch lạc hơn.


4. Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn.

Như vậy là đã xong nội dung, giờ chúng ta cũng nên chăm chút một chút cho mặt hình thức của mình trước đám đông. Tùy vào từng nội dung, bạn nên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng ở đoạn nào, những đoạn nào trọng tâm, bạn có thể nói to hơn một chút, giọng chắc khỏe hơn một chút tạo sự chú ý của mọi người. (Cũng giống như trong văn viết chỗ nào bạn quan tâm thì viết đậm lên hoặc gạch chân vậy). Cơ thể nên thả lỏng thật thoải mái. Vì có thể bài nói của bạn sẽ kéo dài hơn bạn tưởng, một vị trí đứng và một tư thế hợp lý sẽ giúp bạn đỡ mệt, giữ được sự tập trung trong suốt buổi đối thoại của mình với mọi người.


5. Chú ý tới các nguyên nhân gây khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mất bình tĩnh mà tôi cũng không biết hết và không thể đề cập hết trong bài viết này. Có thể là do di truyền, giáo dục, văn hóa của từng người, mỗi người lại có một lý do khác nhau. Do vậy về việc này, chỉ có một lời khuyên nho nhỏ tới mọi người là khi đã biết được nguyên nhân rồi, thì hãy bớt chút thời gian để rèn luyện cải thiện bản thân mình. Bạn có thể tự giả định tình huống rồi tự mình tìm cách giải quyết, như vậy khi gặp ngoài việc thật bạn cũng không đến mức “lạc vào đảo hoang”.



6. Nắm lấy tất cả cơ hội được nói.

Chắc các bạn ai cũng đồng ý với mình rằng “trăm hay không bằng tay quen”. Đọc sách nhiều mà không bắt tay vào làm thử thì cũng như không. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể như trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè,….., để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với những tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn hoặc giả dụ bạn có quên mất điều mình định nói thì phải làm sao.


Nguồn: truongvietthanh.edu.vn
Thanks bạn Mai heo đã tìm Nháy mắt

Back to top Go down
https://bodien.forum-viet.net

Message:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

 

Kỹ năng nói trước công chúng

View previous topic View next topic Back to top 

 Similar topics

-
» Nặng lòng trước cảnh cô bé mô côi, nghèo khó đỗ ĐH
» Các công thức đạo hàm cơ bản
» Lần đi choi hoành tráng nhất từ trước tới giờ 25.5.2010 : đi Bãi Tranh!!!
» Cách thu nhỏ tin nhắn yahoo xuống thanh công cụ
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Bò's forum :: Thủ thuật :: Thủ thuật cá nhân-